Chào các bạn,
Bản tin hôm nay sẽ bao gồm hàng loạt động thái của Mỹ nhắm vào Trung Quốc. Trong đó, thông tin nóng hổi nhất là việc Mỹ hạn chế thời hạn thị thực của 92 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình của họ.
I. Biển Đông, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Không có nhiều diễn biến mới liên quan đến Biển Đông trong tuần này, ngoài việc Trung Quốc tổ chức biên chế tàu y tế Nam Y 1 ở Đá Chữ Thập như một bệnh viện nổi dự phòng cho khu vực Trường Sa.
Một diễn biến đáng chú ý khác là Sáng kiến điều tra tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) của Trung Quốc ngày 2.12 tiếp tục vu cáo tàu cá Việt Nam xâm nhập vùng biển Trung Quốc. Những báo cáo dạng này của SCSPI từng nhiều lần bị chỉ ra là sử dụng dữ liệu không chính xác hoặc bị giả mạo.
Tuy nhiên, trước động thái của Trung Quốc chuẩn bị thông qua luật hải cảnh cho phép sử dụng vũ khí, không loại trừ khả năng đây là một phần của nỗ lực dọn đường dư luận và tạo cớ trấn áp ngư dân Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoại trưởng Đài Loan kêu gọi Úc giúp chống lại sự bành trướng của Trung Quốc
Ông Ngô nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc có thể biến Đài Loan thành vật tế thần để giảm bớt áp lực ngày càng tăng ở trong nước.
Ông nói: “Nếu một quốc gia độc tài đang gặp khó khăn trong nước, cách dễ nhất để họ giữ cho đất nước gắn kết là… tìm vật tế thần bên ngoài”, ông nói.
“Chúng tôi rất lo ngại Đài Loan có thể trở thành vật tế thần của quân đội Trung Quốc.
"Nếu bạn nhìn vào những khó khăn trong nước của Trung Quốc những ngày này, có vẻ như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc giữ đất nước gắn kết.
"Suy thoái kinh tế rõ ràng đến mức năm nay họ thậm chí còn không công bố số liệu thống kê về tăng trưởng kinh tế.
"Và nếu nền kinh tế Trung Quốc không tăng trưởng, tôi nghĩ nó sẽ lấy đi tính chính danh của những người cộng sản".
Khi được hỏi liệu ông có ngụ ý rằng nguy cơ chiến tranh đang gia tăng hay không, ông Ngô nói: "Chúng tôi không thể loại trừ khả năng đó".
Hải quân Mỹ sẽ tăng cường ghé cảng Úc
Mỹ dự tính phục hoạt Đệ nhất Hạm đội ở Ấn Độ Dương
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương John Aquilino sẽ được đề cử lãnh đạo Bộ tư lệnh Ấn - Thái
II. Mỹ - Trung
1. Mỹ hạn chế thời hạn thị thực của 92 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình
Tờ The New York Times ngày 3.12 dẫn nguồn tin cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ban hành quy định mới hạn chế thời hạn hiệu lực của thị thực du lịch dành cho các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình ruột thịt của họ.
Cụ thể, thời hạn thị thực du lịch dành cho những người thuộc dạng này sẽ bị rút xuống chỉ còn 1 tháng và 1 lần nhập cảnh, so với trước đây là có thể lên đến 10 năm.
Chính sách mới này vẫn còn nhẹ so với những gì được đề xuất vào trung tuần tháng 7, khi giới chức Mỹ cân nhắc cấm toàn bộ 92 triệu đảng viên Đảng Cộng sản và gia đình của họ nhập cảnh vào Mỹ, đồng thời có thể hủy thị thực của những người đang ở Mỹ, dẫn đến việc trục xuất họ.
Dù vậy, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ có phản ứng trả đũa trước động thái mới nhất của Washington.
Chính quyền Trump hôm thứ Tư đã ban hành các quy định mới nhằm hạn chế việc các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình ruột thịt của họ đến Mỹ trong một động thái chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai nước.
Chính sách mới có hiệu lực ngay lập tức này giới hạn thời hạn hiệu lực tối đa của thị thực du lịch cho các đảng viên và gia đình của họ là một tháng và một lần nhập cảnh, theo hai người quen thuộc với vấn đề này. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết trong một tuyên bố gửi qua email rằng họ sẽ giảm thời hạn của thị thực cho các đảng viên từ 10 năm xuống một tháng.
Trước đây, các đảng viên, giống như các công dân Trung Quốc khác, có thể xin thị thực du lịch vào Mỹ với thời hạn lên đến 10 năm. Một nguồn tin cho biết thêm rằng các biện pháp mới không ảnh hưởng đến khả năng xin cấp các loại thị thực khác của đảng viên, chẳng hạn như nhập cư.
Về nguyên tắc, sự thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến việc đi lại của khoảng 270 triệu người - Trung Quốc có khoảng 92 triệu đảng viên Đảng Cộng sản - mặc dù trên thực tế, có thể khó xác định ai là đảng viên, ngoài các quan chức cấp cao. Các quy định thị thực mới làm tăng thêm xung đột kéo dài nhiều năm giữa hai nước về thương mại, công nghệ và nhiều thứ khác.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua đạo luật có tên gọi "The Holding Foreign Companies Accountable Act" này và dự kiến nó sẽ được trình lên Tổng thống Donald Trump để ký thành luật.
Dự luật này có thể cấm các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch Mỹ và huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ nếu không tuân thủ những quy định về quản lý cũng như tiêu chuẩn kiểm toát của Mỹ.
Theo đó, một số đại công ty của Trung Quốc như Alibaba và Tencent có thể sẽ bị loại khỏi sàn chứng khoán Mỹ nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra.
3. Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương tiếp tục bị trừng phạt
Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) thông báo cấm nhập khẩu sợi bông của Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) và sản phẩm làm từ nguyên liệu này vì sử dụng lao động cưỡng bức.
Văn phòng Thương mại của CBP đã chỉ đạo ban hành Lệnh hủy bỏ (WRO) đối với các sản phẩm bông do XPCC sản xuất dựa trên thông tin chỉ ra một cách hợp lý việc sử dụng lao động cưỡng bức, bao gồm cả lao động bị kết án. WRO áp dụng cho tất cả các sợi bông sản phẩm từ sợi bông do XPCC, các đơn vị trực thuộc và các tổ chức liên kết sản xuất cũng như bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất toàn bộ hoặc một phần hoặc có nguồn gốc từ sợi bông đó, chẳng hạn như quần áo, hàng may mặc và hàng dệt may.
Theo Reuters, XPCC chiếm đến 30% sản lượng sợi bông của Trung Quốc vào năm 2015. Vì thế, đây là đòn khá “nặng đô” dành cho Trung Quốc vì những vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương và có tiềm năng ảnh hưởng đến các công ty nước ngoài có sử dụng sản phẩm của XPCC.
Việc nhắm đến XPCC, công ty sản xuất 30% sợi bông của Trung Quốc vào năm 2015, diễn ra sau động thái của Bộ Tài chính Mỹ vào tháng 7 cấm tất cả các giao dịch bằng đồng đô la với thực thể được thành lập vào năm 1954 để bình định vùng viễn tây của Trung Quốc.
Brenda Smith, trợ lý cục trưởng về thương mại của CBP cho biết trong khi các lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính nhắm vào cơ cấu tài chính của XPCC, hành động của CBP sẽ buộc các công ty may mặc và các công ty khác nhập khẩu sản phẩm bông vào Mỹ loại bỏ sợi bông do sản xuất XPCC khỏi nhiều lớp trong chuỗi cung ứng của họ.
Các động thái mới nhất của Mỹ nằm trong chuỗi những hành động triển khai "vũ khí hạng nặng" nhắm vào Trung Quốc trong những tuần lễ cuối của chính quyền Donald Trump (nếu ông không thể đảo ngược kết quả bầu cử đang nghiêng về ông Joe Biden).
Ngày 30.11, hãng Reuters đưa tin chính quyền Mỹ chuẩn bị đưa Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách các công ty thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát bởi quân đội Trung Quốc. Chỉ tin tức này đã khiến cổ phiếu công ty con CNOOC Ltd trên sàn chứng khoán Hồng Kông bay mất 14% trong cùng ngày.
CNOOC là chủ sở hữu của giàn khoan Hải Dương 981 khét tiếng từng xâm phạm vùng biển Việt Nam năm 2014 và theo giới quan sát, Washington có thể nhắm đến CNOOC vì những hoạt động của công ty này ở Biển Đông.
Thế nên, đây có thể là phát pháo cảnh báo nhằm răn đe Trung Quốc quấy phá hoạt động khai thác nguồn tài nguyên hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa các nước ven Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia...
Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Ngoại trưởng Mike Pompeo lâu nay luôn chú trọng lên án và cảnh báo Trung Quốc về các hoạt động quấy phá ảnh hưởng đến kinh tế các nước ven biển này, thay vì những tuyên bố về tự do hàng hải chung chung.
5. Báo cáo thường niên về Trung Quốc
Ngày 1.12, Uỷ ban Đánh giá An Ninh và Kinh Tế Mỹ - Trung (USCC) công bố báo cáo thường niên dài gần 600 trang về Trung Quốc. Đây là một trong những báo cáo quan trọng nhất của cơ quan này từ trước đến nay, như một sự tổng kết 12 tháng đầy biến động trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung.
Nhìn chung, cơ quan này khuyến nghị nên tiếp tục các chính sách đối với Bắc Kinh của chính quyền Trump.
Đọc thêm
Mỹ đánh chìm Trung Quốc bằng các lệnh trừng phạt Biển Đông
Trung Quốc còn một bằng hữu quyền lưc ở Mỹ: Phố Wall
Hơn 1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc rời Mỹ
Thomas Friedman phỏng vấn Joe Biden
Thân mến,
Duân
Cám ơn nhà báo! Lúc nào cũng chờ tin tức và newsletter từ nhà báo!
Thị trường TQ chiếm tới 40% xuất khẩu của Úc, có thể nói TQ là nồi cơm lớn nhất của Úc. Nay Úc bị TQ đập, các đồng minh chẳng những không bênh mà còn thi nhau nhảy vào thế chỗ.
Đài Loan thấy Úc đang lúc cô thế mới tới lựa lời an ủi, dụ dỗ. Xuất khẩu của Đài Loan cũng phần lớn là qua TQ, nhưng chắc là không có mặt hàng nào chung với Úc để có thể chơi trò đâm lưng xí chỗ.
Nhưng mà ông Úc chắc là đang bận sửa nồi cơm, chừng nào chắc chắn không thể sửa được nữa may ra mới đoái hoài đến ông Đài Loan.